10 XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ TRONG NĂM 2022

Công nghệ ngày nay đi lên với tốc độ chóng mặt, tạo điều kiện cho sự thay đổi và phát triển được đẩy nhanh. Tuy nhiên, không chỉ có các xu hướng công nghệ và các công nghệ mới nổi đang phát triển, nhiều thứ đã thay đổi trong năm nay do sự bùng nổ của COVID-19 khiến các chuyên gia CNTT nhận ra rằng vai trò của họ sẽ thay đổi trong “thế giới không tiếp xúc” ngày mai. Một chuyên gia CNTT trong giai đoạn 2021-2022 sẽ cần không ngừng học hỏi, mở rộng và nâng cao trình độ (nếu không muốn nói là cần thiết). Điều đó có nghĩa là bạn cần luôn cập nhật các công nghệ mới nổi và xu hướng công nghệ mới nhất. Và điều đó có nghĩa là hãy chú ý đến tương lai để biết bạn cần học hỏi thêm những kỹ năng nào để đảm bảo một công việc an toàn vào ngày mai và thậm chí học cách đạt được điều đó. Sau đây là về 10 xu hướng công nghệ mới nổi hàng đầu năm 2022 mà bạn có thể theo dõi:

10 xu hướng công nghệ nổi bật năm 2022

1. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo hay AI là cái tên được nỗi lên những năm gần đây, đi kèm với sự phát triển của khoa học máy tính, với mong muốn tạo ra một bộ não thông minh . Và hiện nay AI đang có ảnh hưởng thiết thực đến mọi ngành công nghiệp lớn trên toàn thế giới. việc xử lí máy tính, tái tạo nhanh các thiết bị kết nối đã tạo ra nhiều tiếng vang trong thập kỷ qua và ngày càng khẳng định vị thế hiện diện của AI. Việc sử dụng AI mang lại cho máy móc khả năng đưa ra quyết định một cách nhanh gọn và chính xác, giúp tránh được nhiều kết luận sai lầm. Chúng ta có thể chắc chắn rằng, trong tương lai gần và có thể nói là trong 2023 này những đột phá của AI sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển.

2. Tự động hóa quy trình robot (RPA)

Ngày nay, robot đã không còn xa lạ đối với chúng ta, Robot đã giúp ta cải thiện năng xuất trong công việc. RPA như là một Robot phần mềm giúp tự động hóa những quy trình công việc lớn , giúp con người tập trung vào những nhiệm vụ cao hơn.

3. Điện toán biên – Edge computing

Năm 2018, là kỷ nguyên của điện toán đám mây,  nơi dữ liệu sẽ được xử lý không phải tại các thiết bị của bạn mà là các Trung tâm dữ liệu có thể cách bạn hàng trăm cây số. Vì thế điểm yếu có thể thấy là tốc độ sẽ không được đảm bảo khi phải truyền đi xa như vậy, Edge computing ra đời để giải quyết vấn đề này.

Bằng cách lưu trữ và xử lý thông tin quan trọng ngay tại một trung tâm dữ liệu nhỏ trước khi nó được gửi tới trung tâm dữ liệu chính. Chủ yếu được sử dụng để xử lý dữ liệu IoT, các thiết bị sẽ thu thập dữ liệu, thực hiện việc xử lý quan trọng tại local (local) và sau đó chuyển tiếp dữ liệu tới đám mây để lưu trữ và xử lý thêm.

4. Điện toán lượng tử – Quantum computing

Điện toán lượng tử là hệ thống máy tính lượng tử có thể xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian ngắn hơn so với máy tính thông thường theo cấp số nhân. Chúng sẽ là những công cụ đặc biệt chỉ được sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp, nặng về dữ liệu, đặc biệt là những vấn đề sử dụng máy học, đòi hỏi hệ thống có thể dự đoán và cải thiện theo thời gian.

Ngoài ra, thiết bị tính toán này còn có tiềm năng thực hiện đồng thời nhiều phép tính phức tạp, tăng cường năng lực cho máy tính thông thường bằng cách thực hiện các bài toán tối ưu hóa, phân tích các bộ dữ liệu và phép mô phỏng lớn.

5. Thực tế ảo (Virtual Reality) và thực tế tăng cường (Augmented Reality)

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) đang ngày càng được áp dụng rông rãi không chỉ giới hạn trong giải trí mà còn được sử dụng ở các lĩnh vực khác nhau như quân sự, nghiên cứu y tế, giáo dục, an toàn và nghệ thuật & kiến trúc.

6. Công nghệ chuỗi – khối (Blockchain)

Hiểu đơn giản nhất, blockchain là một quyển sổ ghi chép lại mọi thứ và mỗi người tham gia vào mạng sẽ giữ một bản. Điều này giúp thông tin được lưu trữ và truyền tải một cách minh bạch, toàn vẹn, không thể nào thay đổi hay gian lận được. Đây là một công nghệ mới, giúp cải thiện được rất nhiều những mặt hạn chế của cách lưu trữ và trao đổi thông tin truyền thống. Bởi lý do này, mà blockchain ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: kinh tế tài chính, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực giải trí, y tế hay giáo dục….

image

7. Internet vạn vật (IoT)

Vạn vật kết nối hay internet vạn vật (tiếng Anh: Internet of Things, IoT) là khái niệm đã xuất hiện từ lâu, nhưng phải đến gần đây mạng lưới này mới thực sự được nhiều người quan tâm.

Internet van vật là hệ thống tương quan giữa các thiết bị máy móc kỹ thuật số và với con người. Làm cho chúng có khả năng truyền đạt dữ liệu mà không cần sự tương tác của con người. Từ đó mà con người dễ dàng thu thập, xử lý và truyền tải các dữ liệu thông tin.

8. 5G và kết nối nâng cao

Sau thế hệ 4G, thế hệ thứ 5 của công nghệ mạng di động với băng thông dữ liệu, tốc độ và độ phủ sóng vượt trội so với mạng 4G sẽ trở thành xu hướng trong năm nay. Theo trang mạng techradar.com, mạng 5G có thể đạt tới tốc độ đường truyền “không tưởng” 800 GB/giây. Với 5G thì việc xem một bộ phim 8k  là vô cùng đơn giản và là nơi mà những chiếc xe không người lái trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nhờ khả năng tiếp nhận dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác.

9. Big data

Big Data hay dữ liệu lớn là thuật ngữ thông dụng để mô tả về các tập dữ liệu khổng lồ và phức tạp đến mức khó có thể xử lý được bằng các phương pháp truyền thống. Doanh nghiệp sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ này để phân tích, chuyển hóa thành thông tin quan trọng để giải quyết các vấn đề liên quan.

Và trong thời kì bùm nổ về dữ liệu, thông tin và những thay đổi liên tục trong hành vi thị trường như hiện nay thì việc khai thác dữ liệu theo cách truyền thống sẽ tốn rất nhiều thời gian trong cuộc đua linh động, thích ứng hiện nay.

10. An ninh mạng (Cybersecurity)

Khi có càng nhiều sự phát triển về công nghệ thì vấn đề về an ninh mạng luôn là sự quan tâm hàng đầu. Hiện nay tuy đã có nhiều công nghệ hỗ trợ cho hoạt động đảm bảo an ninh, nhưng vấn đề về rò rỉ hoặc đánh cắp thông tin vẫn xuất hiện hàng loạt. An ninh mạng sẽ phải không ngừng phát triển để đối phó với những tin tặc ngày càng gian manh ngoài kia.

Tạm kết

Năm 2022, chúng ta sẽ thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc ứng dụng các công nghệ trên cũng như nhiều công nghệ tiên tiến khác vào hoạt động của doanh nghiệp sau đại dịch Covid19. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp và nhà đầu tư tận dụng tối đa các xu hướng công nghệ trong kinh doanh để phát triển.