10 XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ NỔI BẬT NĂM 2021

“Sự đổi mới – Sự nhanh nhạy – Phát triển thị trường” là những gì thường được nghe nhắc tới trong sự thúc đẩy của tiến bộ công nghệ. Và đặc biệt là trong năm 2021, khi thế giới đang đứng trước thời kỳ đại dịch Covid-19 đang bùng nổ thì nhiều doanh nghiệp đã tìm tới và nắm bắt kịp thời các xu hướng công nghệ để khắc phục các khó khăn. Vậy hãy cùng Alta Software xem qua một số sự phát triển của công nghệ mà mọi người đang tìm kiếm, áp dụng trong năm vừa qua nhé!

10 xu hướng công nghệ nổi bật năm 2021

1. Trí tuệ nhân tạo (AI)

Một trong những công nghệ đã được nói rất nhiều trong những năm vừa qua và cho tới tận bây giờ phải nói tới là công nghệ AI. Nó luôn là một trong những sự phát triển công nghệ được quan tâm và tìm kiếm hàng đầu bởi những tác động đáng kể của nó đối với cách chúng ta sống, làm việc và giải trí. Công nghệ này được biết tới trong nhận dạng hình ảnh và giọng nói, ứng dụng chia sẻ chuyến đi, trợ lý thông minh cho di động, ứng dụng điều hướng và nhiều ứng dụng khác.

Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo còn giúp điều tra các tương tác để khám phá các kết nối chưa được phát hiện ra trước đó để đánh giá nhu cầu về cơ sở vật chất trong thời gian thực để phân bổ nguồn lực và xác định các mô hình động giữa người tiêu dùng. Một nhánh khác của trí tuệ nhân tạo phải nhắc tới là máy học hay có tên tiếng anh là Machine learning, nó được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ trên thị trường lao động có tay nghề cao.

2. 5G và kết nối nâng cao

Internet nhanh hơn và ổn định hơn không chỉ giúp tải các trang web nhanh hơn và tốn ít thời gian hơn để chờ tải video Youtube, mà từ 3G trở đi thì mỗi tiến bộ của kết nối di động đã mở ra các trường hợp sử dụng Internet mới. Nếu 3G cho phép truy cập trực tuyến và các dịch vụ theo hướng dữ liệu trên thiết bị di động, 4G cho phép sự gia tăng của các nền tảng phát trực tuyến video và âm nhạc thì sự xuất hiện của 5G sẽ mở rộng ra những gì có thể, chẳng hạn như các mạng sử dụng công nghệ tiên tiến (bao gồm thực tế tăng cường và thực tế ảo).

5G và kết nối nâng cao

Tuy nhiên, 5G cũng đe dọa làm cho các mạng trên cáp và sợi quang trở nên lỗi thời bằng cách yêu cầu chúng phải được kết nối với một vị trí cụ thể. Tóm lại, 5G là một mạng tốc độ và tiên tiến cho phép truy cập ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Các ứng dụng học máy phức tạp yêu cầu quyền truy cập theo thời gian thực và các nguồn dữ liệu lớn có thể được tự động hóa và chạy tại chỗ.

3. Điện toán biên (Edge Computing)

Đây là công nghệ mới đảm bảo độ trễ thấp và xử lý dữ liệu tốc độ cao, điện toán biên cho phép thực hiện các phép tính gần hơn với hệ thống lưu trữ dữ liệu, cải thiện hiệu suất ứng dụng. Chi phí băng thông cao của nền tảng đám mây sẽ đóng vai trò là động lực để thúc đẩy việc áp dụng điện toán biên với mục đích chạy ít quy trình hơn trên đám mây và chuyển chúng đến những nơi như máy tính của người dùng hoặc máy chủ.

Điện toán biên (Edge Computing)

Việc thu hẹp khoảng cách giữa dữ liệu và tính toán giúp loại bỏ giao tiếp đường dài giữa máy chủ và máy khách, dẫn đến tăng tốc độ xử lý. Do đó, tính toán biên được sử dụng để xử lý dữ liệu nhạy cảm về thời gian được lưu trữ ở các khu vực xa với khả năng truy cập tối thiểu đến vị trí trung tâm. Các ứng dụng điện toán đám mây và IoT sẽ được hưởng lợi từ công nghệ này.

4. Internet của hành vi (IoB)

Nếu bạn đã nghe nói về Internet vạn vật (IoT) thì chắc bạn nên biết rằng IoT cũng mở rộng đến Internet của hành vi. IoT liên quan đến việc sử dụng dữ liệu và thông tin chi tiết để tác động đến hành vi, các thiết bị IoT có thể là cơ sở dữ liệu khổng lồ cho các mô hình hành vi Internet (IoB).

Internet của hành vi (IoB)

Dưới sự hỗ trợ của IoB, các doanh nghiệp sẽ có thể theo dõi hành vi của khách hàng và sử dụng nó để mang lại lợi ích cho các kênh tương ứng của họ. Chẳng hạn, một ứng dụng theo dõi sức khỏe có thể thu thập thông tin về thói quen hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, giấc ngủ và các thói quen khác của bạn. Thông tin này có thể được sử dụng để khuyến khích cải thiện hành vi nhiều hơn, chẳng hạn như bằng cách tạo các kế hoạch sức khỏe được cá nhân hóa.

5. Máy tính lượng tử (Quantum Computing)

Là một dạng máy tính sử dụng sức mạnh của các hiện tượng lượng tử như chồng chất và rối lượng tử – một xu hướng công nghệ đáng chú ý bởi khả năng đặt câu hỏi, theo dõi, giải thích và hành động ngay lập tức trên dữ liệu, bất kể nguồn nào. Xu hướng công nghệ đáng kinh ngạc này cũng bao gồm việc ngăn chặn sự lây lan của coronavirus và phát triển các loại vaccine tiềm năng.

Máy tính lượng tử (Quantum Computing)

Máy tính lượng tử hiện đang được sử dụng trong ngân hàng và tài chính để theo dõi rủi ro tín dụng, thực hiện giao dịch với tần suất cao và phát hiện gian lận. Nó cũng nhanh hơn nhiều lần so với máy tính truyền thống, kể cả máy tính của các công ty nổi tiếng.

6. Công nghệ chuỗi – khối (Blockchain)

Blockchain là một xu hướng công nghệ chủ đạo gần đây, nhiều người tin rằng nó chỉ là về tiền điện tử nhưng thật tế không phải vậy. Bitcoin và các loại tiền điện tử khác chỉ là một phần của công nghệ Blockchain nói chung. Ngoài tiền điện tử, nó còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, chuỗi cung ứng và hậu cần, quảng cáo,…

Công nghệ chuỗi – khối (Blockchain)

Đó là một sổ cái kỹ thuật số phi tập trung giúp theo dõi bất kỳ loại giao dịch nào thông qua mạng lưới máy tính toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm các nền tảng Blockchain để xây dựng các chiến lược kinh doanh cấp cao để thúc đẩy thị trường công nghệ. Với khả năng bảo vệ và tính minh bạch của Blockchain, nó chính là lời giải thích cho sự gia tăng mạnh mẽ.

7. An ninh mạng (Cybersecurity)

An ninh mạng (Cybersecurity)

Tuy an ninh mạng không phải là công nghệ tiên tiến nhưng nó đang phát triển với tốc độ tương tự như các công nghệ khác. Điều này một phần là do sự xuất hiện liên tục của các mối đe dọa mới, các tin tức độc hại cố gắng truy cập trái phép vào dữ liệu và nó sẽ tiếp tục tìm cách ngay cả với những biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Một phần khác là do việc áp dụng các công nghệ hiện đại để cải thiện khả năng phòng thủ.

8. Tăng cường năng lực con người (Human Augmentation)

Đây là công nghệ nhằm cải thiện khả năng và năng suất của con người, giúp nâng cao thể chất chẳng hạn như chân tay giả, thấu kính AR và thẻ RFID được truyền vào bên trong con người, tất cả đều là một phần của lĩnh vực này. Công nghệ này còn có thể hỗ trợ trong việc nâng cao khả năng nhận thức và hành động, được thực hiện nhờ công nghệ cảm biến và truyền động, tổng hợp và phân hạch thông tin cũng như trí tuệ nhân tạo

Tăng cường năng lực con người ( Human Augmentation)

9. Đám mây phân tán (Distributed Cloud)

Xu hướng công nghệ “Đám mây phân tán” đang sẵn sàng đưa “Điện toán đám mây” lên một tầm cao mới. Nó liên quan đến việc phân phối tài nguyên đám mây công cộng đến các vị trí địa lý khac nhau, quy trình, cập nhật, phân phối và các hoạt động có liên quan khác được xử lý tập trung bởi nhà cung cấp đám mây công cộng ban đầu.

Đám mây phân tán (Distributed Cloud)

Thay vì cung cấp một giải pháp tập trung, nó sẽ hỗ trợ đáp ứng nhu cầu dịch vụ của các vị trí đám mây riêng lẻ một cách riêng biệt. Trong khi đó, các công ty chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ xu hướng công nghệ này bằng cách giảm độ trễ, giảm nguy cơ mất dữ liệu và giảm chi phí. Các công nghệ như AI, IoT và các công nghệ khác liên quan đến xử lý lượng lớn dữ liệu trong thời gian thực sẽ được hưởng lợi từ sự ra đời của công nghệ “Đám mây phân tán”.

10. Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) và thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality)

Đây chính là 2 xu hướng công nghệ liên tục bùng nổ phổ biến trong những năm gần đây và dự kiến sẽ còn tiếp tục như vậy trong những năm tới. Nếu thực tế ảo (VR) liên quan đến việc tạo ra một môi trường thực tế của thế giới vật chất bằng cách sử dụng công nghệ máy, thì thực tế tăng cường (AR) sẽ liên quan đến việc cải thiện môi trường bằng cách sử dụng các yếu tố do máy tính tạ ra.

Xu hướng 10: Công nghệ VR và AR

VR và AR hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm chơi game, giao thông vận tải, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, các nền tảng công nghệ giáo dục đang ngày càng ưa chuộng VR, AR để cải thiện cải thiện cho học tập của sinh viên.

Tạm kết

Đây chính là những công nghệ hàng đầu năm 2021 mà bạn nên biết và rồi bạn sẽ nhận ra 10 xu hướng trên đều được kết nối theo một cách nào đó. Ví dụ sự xuất hiện của xu hướng công nghệ 5G sẽ có tác động tích cực tới IoT, AR, VR cùng với những thứ khác. Do đó, bạn sẽ không phải suy nghĩ về xu hướng công nghệ nào phù hợp với mình bởi vì việc tìm hiểu về những tiến bộ này sẽ mở rộng nhận thức của bạn và mang lại cho bạn lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hiểu được những phát triển công nghệ này chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn những triển vọng kinh doanh và nghề nghiệp tuyệt vời.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp công nghệ